Phản ứng Chuyến_thăm_Việt_Nam_của_Vladimir_Vladimirovich_Putin_2024

Trong nước

Tượng đài Lenin ở Hà Nội.

Tại Việt Nam, nhiều người lớn tuổi đã bày tỏ sự vui lừng khi biết thông tin chuyến thăm của Putin đến Việt Nam. Nhiều sản phẩm của Nga như búp bê Matryoshka và mũ thêu chữ CCCP, một cụm từ viết tắt trong tiếng Nga[lower-alpha 2] ám chỉ Liên Xô. Một người dân khoảng 57 tuổi đã trả lời với Reuters cho biết Putin "rất tài năng, thực sự là một nhà lãnh đạo thế giới" trước tượng đài Lenin ở Hà Nội. Số khác cũng bày tỏ sự yêu thích ông và gọi ông là một "tổng thống rất tài năng" và xem ông như "thần tượng".[45] Hãng thông tấn Sputnik của Nga cũng đã trích dẫn nhiều bình luận của cộng đồng mạng trên một số mạng xã hội ở Việt Nam như Facebook, TikTok... thể hiện sự vui mừng và dành nhiều lời chào đón đến vị lãnh đạo của nước Nga.[46] Đăng tải trên báo Người Lao Động, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Phan Anh Sơn cho rằng, "Việt Nam có rất nhiều người yêu mến Liên Xô trước đây và nước Nga ngày nay".[47] Trên báo Tuổi Trẻ, nhà báo Duy Linh đã cho rằng việc Putin đến thăm Việt Nam ngay trong năm đầu tiên nhiệm kỳ mới của mình chính là "sự coi trọng" của ông dành cho mối quan hệ giữa hai nước.[3] Sau khi thông tin về chuyến thăm được đăng tải, Đài phát thanh – Truyền hình Hà Nội cũng đã có bài viết ca ngợi thành tựu lãnh đạo của Putin và gọi ông là "người đưa nước Nga vĩ đại trở lại".[48] Dẫn lời trên hãng thông tấn nhà nước Nga RIA Novosti, Chủ tịch nước Tô Lâm được cho là đã khẳng định Moskva là "đối tác ưu tiên" của Hà Nội. Đây cũng là cuộc gặp gỡ đầu tiên của cả hai.[49]

Quốc tế

Từ các cơ quan chính phủ

Phát ngôn viên Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội đã trả lời với Reuters cho trước chuyến thăm cho rằng, "Không có một quốc gia nào nên tạo cho Putin một nền tảng để thúc đẩy cuộc chiến tranh xâm lược của ông ta và mặt khác cho phép ông ta bình thường hóa hành vi tàn bạo của mình". Sau phát ngôn của Đại sứ quán Hoa Kỳ, Bộ Ngoại giao Việt Nam vẫn chưa lên tiếng.[50] Tuy nhiên, đến ngày 20 tháng 6, Bộ trưởng Bộ Ngân khố Hoa Kỳ Janet Yellen khẳng định việc nước này nâng cấp quan hệ với Việt Nam, không đồng nghĩa yêu cầu Việt Nam phải cắt đứt quan hệ với Nga hay Trung Quốc. Trước vấn đề Việt Nam ký các thỏa thuận dầu khí và khoa học hạt nhân, bà Yellen cho rằng Hà Nội sẽ có những chính sách rõ ràng trong việc hợp tác với các quốc gia khác nhau.[51] Chỉ vài giờ sau khi ông Putin rời Việt Nam, Washington đã thông báo về việc nhà ngoại giao Daniel Kritenbrink – Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách Đông Á & Thái Bình Dương sẽ có chuyến thăm Việt Nam vào ngày 21 và 22 tháng 6 nhằm nhấn mạnh sự hợp tác của Hoa Kỳ với Việt Nam để đảm bảo khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương "tự do và cởi mở". Hoa Kỳ cũng đưa ra tuyên bố ủng hộ "Việt Nam hùng mạnh, độc lập, kiên cường và thịnh vượng", đồng thời, "cam kết mạnh mẽ của Hoa Kỳ trong việc thực hiện các chính sách Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Hoa Kỳ–Việt Nam".[52]

Ngoài ra, Liên minh châu Âu (EU) cũng đã không đưa ra phát ngôn trước chuyến thăm của Putin đến Hà Nội, tuy nhiên, liên minh này đã bày tỏ không hài lòng trước quyết định của Việt Nam khi nước này trì hoãn cuộc gặp gỡ với Đặc phái viên EU về lệnh trừng phạt đối với Nga. Nhiều thông tin cho rằng, việc trì hoãn cuộc gặp gỡ này của Hà Nội là do nước này phải chuẩn bị cho chuyến thăm của Putin.[50] Mặc dù không bình luận trực tiếp nhưng đúng vào ngày Putin đặt chân đến Hà Nội, Đại sứ quán Đức tại Việt Nam đã đăng tải trên Facebook lên án tội ác của Putin và nhắc lại phát lệnh bắt giữ ông của Tòa án Hình sự Quốc tế. Tương tự, Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam đã đăng kèm cùng bức ảnh với nội dung "Đoàn kết với Ukraina" và khẳng định "từ chối một trật tự thế giới dựa trên luật pháp của kẻ mạnh và vi phạm các nguyên tắc cơ bản chi phối mối quan hệ giữa các quốc gia". Đại sứ quán Ba Lan tại Việt Nam, Đại sứ quán Ý tại Việt Nam, Đại sứ quán Thụy Điển tại Việt Nam cũng đăng tải những nội dung tương tự và khẳng định sẽ sát cánh cùng Ukraina. BBC News cho rằng các nước châu Âu và Ukraina không muốn can thiệp vào vấn đề nội bộ của Việt Nam, tuy nhiên, vẫn muốn lên án Nga và Putin.[53] Cũng trong ngày 20 tháng 6, Liên minh châu Âu chính thức tung gói trừng phạt thứ 14 vào Nga, với lần đầu tiên nhắm vào khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG).[54]

Đại sứ Úc tại Việt Nam Andrew Goledzinowski đã đăng tải trên X (trước đây là Twitter) cho rằng Việt Nam đang cho các nhà lãnh đạo Nga một "ân huệ to lớn và có thể mong đợi nhận lại từ những ân huệ đó". Ông cho rằng, Việt Nam có quan hệ lịch sử với Liên Xô nhưng khó có khả năng hai quốc gia này quan hệ như đối tác chiến lược một lần nữa. Cụ thể ông nói, "Việt Nam sẽ luôn hành động vì lợi ích của Việt Nam chứ không phải ai khác".[55] Dẫn lời trên South China Morning Post, Đại sứ Ukraina tại Việt Nam Oleksandr Gaman cho rằng việc Tổng thống Ukraina Volodymyr Oleksandrovych Zelensky đã gặp Thủ tướng Việt Nam hai lần và từ chính sách "Bốn không", Việt Nam sẽ không có khả năng giúp đỡ nước xâm lược. Ông Gaman cho rằng vẫn có thể có trường hợp "khó xảy ra" là Việt Nam bán thiết bị vũ khí thông qua bên thứ ba như LàoCampuchia cho Nga.[56] Tuy nhiên, trên Facebook của Đại sứ quán Ukraina tại Hà Nội lại đưa ra hàng loạt thông điệp lên án Vladimir Putin như một "tội phạm quốc tế" trước những hành động của ông trong cuộc xâm lược Ukraina. Đồng thời, kêu gọi "đưa những kẻ chịu trách nhiệm về những hành động tàn ác như vậy ra trước công lý". Đại sứ quán này cũng nhấn mạnh, "hơn 10 năm đất nước chúng tôi phải gánh chịu những tội ác chiến tranh của Putin".[53]

Truyền thông

Chia sẻ trên BBC News trước chuyến thăm, nhiều chuyên gia cho biết Việt Nam sẽ đề cập đến vấn đề vũ khí trong bối cảnh nước này tìm cách đa dạng hóa nguồn lực vũ khí sau khi chiến tranh tại Ukraina nổ ra mặc dù Việt Nam đã bắt đầu chuyển sang mua vũ khí của phương Tây và giảm phụ thuộc vào Nga.[2] Việt Nam cũng được đánh giá là một trong những nơi công du an toàn của ông Putin sau khi bị ICC phát lệnh truy nã.[4] Đăng tải trên Đài Tiếng nói Hoa Kỳ, một giáo sư đến từ bang Hawaii, Hoa Kỳ cho rằng việc Hà Nội đón tiếp Putin sẽ mang lại cho nước này "rủi ro" và "hình ảnh xấu", làm cho Việt Nam trở nên "kém tin cậy" trong góc nhìn của phương Tây, Nhật BảnHàn Quốc. Mặt khác, điều này lại củng cố niềm tin cho mối quan hệ với Nga, khi tương tự như Triều Tiên – quốc gia mà Nga đến thăm trước khi sang Việt Nam, là "một người bạn thân thiết của Nga". Tuy nhiên, một số thông tin khác từ trong nước lại cho rằng, Hà Nội đã gửi ý kiến đến Nga về việc nước này "không muốn" ông ấy kết hợp giữa việc thăm Triều Tiên và nước này do quan ngại vấn đề bị "hiểu nhầm về mặt quốc tế". Đồng thời, Việt Nam cũng cần cũng cố niềm tin giữa hai nước trước các tranh chấp tại biển Đông giữa nước này với Trung Quốc.[8] Tương tự, Alexander Vuving đến từ Trung tâm nghiên cứu an ninh châu Á – Thái Bình Dương cho rằng, Việt Nam chính là điểm dừng quan trọng của Nga trong chuyến công du lần này khi nước này muốn thể hiện rằng "nỗ lực cô lập Nga của phương Tây là vô ích". Tuy nhiên, một số ý kiến khác cũng cho rằng, việc Việt Nam đón tiếp Putin cũng càng làm củng cố đường lối "ngoại giao cây tre" của nước này khi trước đó đã lần lượt đón tiếp Tổng thống Hoa Kỳ Joe BidenChủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.[57]

Ngoài ra, bình luận với South China Morning Post giáo sư Carlyle Alan Thayer cho rằng với cuộc chiến tại Ukraina, Nga cần phải giữ chân các đối tác truyền thống thông qua các hợp đồng dài hạn thông qua việc Nga lấy hàng hóa và Việt Nam lấy vũ khí.[56] Dẫn lời Nguyen Khac Giang tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á trên hãng thông tấn Associated Press đã bình luận về những lý do mà Việt Nam đón tiếp ông Putin. Giang cho rằng, vì Nga là "nhà cung cấp thiết bị quân sự lớn nhất" và "công nghệ thăm dò dầu khí của Nga sẽ giúp duy trì các yêu sách chủ quyền ở biển Đông". Về phía Nga, Prashanth Parameswaran từ Trung tâm Wilson cho rằng, Nga đang phát truyền tải thông điệp nước này "không bị cô lập ở châu Á". Parameswaran cũng nói thêm Việt Nam cần phải biết cẩn thận những điều cần làm với Nga trong bối cảnh căng thẳng ngày càng gia tăng giữa WashingtonMoskva.[55] Đăng tải trên Reuters, nhiều nhà phân tích cho rằng Hà Nội sẽ không phải chịu nhiều hậu quả vì cơ bản Hoa Kỳ cần nước này để chống lại Trung Quốc. Tuy nhiên, Hà Nội vẫn có thể phải e ngại sự ảnh hưởng của Putin đến quyết định của Hoa Kỳ khi công nhận nền kinh tế thị trường của nước này hay không.[52] Sau chỉ trích của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam, đài Russia Today của Chính phủ Nga đã ca ngợi Việt Nam khi đã "phớt lờ chỉ trích của Hoa Kỳ" trong việc mời Tổng thống Putin và xem đây như thất bại của Washington trong việc cô lập Moskva trong cuộc chiến tại Ukraina.[34]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chuyến_thăm_Việt_Nam_của_Vladimir_Vladimirovich_Putin_2024 https://baoquocte.vn/tong-thong-lb-nga-vladimir-pu... https://www.reuters.com/world/putin-visit-north-ko... https://www.reuters.com/world/asia-pacific/old-han... https://www.reuters.com/world/asia-pacific/us-rebu... https://www.voatiengviet.com/a/7604375.html https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cpddl7v48g... https://tuoitre.vn/tong-thong-putin-tham-cap-nha-n... https://hanoionline.vn/tong-thong-putin-nguoi-dua-... https://tuoitre.vn/viet-nam-nga-phoi-hop-thu-xep-c... https://www.nbcnews.com/news/world/arrest-warrant-...